Nghề giáo có thực sự là một nghề cao quý, tại sao phương Tây không coi trọng nghề giáo?



Nghề giáo có thực sự là một nghề cao quý, tại sao phương Tây không coi trọng nghề giáo?
Truyền thống tôn sư trọng đạo tư tưởng Nho Khổng thoạt nghe qua thì nhân văn cao quý nhưng tiềm ẩn những vấn đề bất cập. Nó khiến vai trò của người thầy được đề cao quá mức và khiến người học phải lệ thuộc vào thầy. Ngày xưa, được đi học là một đặc quyền và những người được gọi là “biết chữ thánh hiền” chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chính vì những lời của Khổng Mạnh dạy được coi là tuyệt đối đúng, là chân lý mà những người học Nho đối với những người dân quê răng đen mắt toét mà nói nếu không là thần thánh thì cũng là đấng tài năng vượt bậc. Làng nào có được một ông thầy đồ biết võ vẽ vài chữ Nho thì cung kính bưng rước như đối với bậc vĩ nhân. Sự tôn sùng tuyệt đối tạo ra những hệ lụy sau:
a. Đã là thầy thì cấm cãi cho dù thầy có sai đi nữa. Điều này dẫn tới sự lạm quyền của những người làm thầy.
b. Do quá lệ thuộc vào thầy, học sinh không dám tự suy nghĩ và phản biện mà luôn chờ nghe ý kiến của thầy. Điều này giết chết khả năng tư duy độc lập của người đi học, biến người đi học thành nô lệ về tâm thức.
c. Do quá đề cao cái gọi là “đạo thánh hiền” và “chữ thánh hiền”, người học ngày xưa bài xích triệt để những gì không thuộc về ý thức hệ của mình thay vì tiếp thu cái hay cái mới từ nhiều nguồn khác nhau. Việc học thay vì khai phóng người học thì lại trở thành ngục tù về tư tưởng giam hãm người học. Những người nhai lại những kiến thức cũ rích và lỗi thời vẫn luôn tự tin là mình học sâu hiểu rộng mà không biết mình đã lạc hậu và cổ hủ tới mức nào.
Ông tổ của triết học phương Tây Socrates không hề để lại sách vở gì ghi chép lại những điều mình giảng dạy hay đúng hơn là những vấn đề triết học mà ông đưa ra để tranh luận với học trò của mình. Vì sao ư? Ông hiểu rằng những gì ông nói có thể đúng hôm nay nhưng chưa chắc mười năm hay hai mươi năm sau còn đúng. Những lời dạy của ông không phải là chân lý để tôn sùng hoặc để noi theo. Plato, người ghi chép lại những gì Socrates dạy thành sách vở, tuy rất ngưỡng mộ thầy mình nhưng cũng có những tranh cãi nảy lửa với Socrates về những điều mà ông cảm thấy không thỏa đáng. Người thầy duy nhất mà ai cũng phải nghe theo chính là “chân lý dựa trên logic”. Đó là lý do tại sao người phương Tây họ không tôn sùng và dựa dẫm vào người thầy và những giáo điều một cách thái quá. Tôi thích cách nhìn về giáo dục này hơn vì nó thực sự giải phóng con người ra khỏi sự u tối và lệ thuộc về mặt tư tưởng.
Nếu hỏi tôi có suy nghĩ gì về ngày nhà giáo Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài điều sau:
1. Không có nghề nào là nghề cao quý và cũng không có nghề nào là nghề thấp hèn. Nghề giáo cũng chỉ là một nghề như bao nhiêu nghề khác, không có gì đặc biệt hơn để đáng được tôn vinh một cách thái quá. Là giáo viên, chúng ta cũng chỉ làm việc và được trả lương mà thôi chứ không hề làm không cho ai. Bạn chọn nghề giáo vì cũng như bạn chọn bất cứ một nghề nào khác, có thể vì bạn thích nó, có thể nó hợp với bạn hoặc cũng có thể bạn kiếm được lợi lộc từ nó. Không ai ép bạn và bạn cũng không hi sinh gì cả. Nếu nói về việc xứng đáng được tôn vinh, còn có nhiều nghề khác xứng đáng hơn nghề giáo ví dụ như nghề công nhân vệ sinh đường phố hoặc những người công nhân cầu cống. Họ làm công việc đầy dơ bẩn và nguy hiểm một cách âm thầm lặng lẽ, không ai quan tâm tới, không ai cảm ơn, thậm chí còn bị coi thường nhưng họ đóng góp cho xã hội này nhiều hơn những giáo viên vô lương tâm và vô trách nhiệm.
2. Kiến thức không phải là của chúng ta, chúng ta chỉ là những người truyền đạt lại kiến thức của người khác. Thời đại thông tin ngày nay khiến cho tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết. Không có thầy cô giáo nào có thể giỏi hơn Google hay Wikipedia. Đừng quá tự tin vào những kiến thức của mình đang có mà quên việc học hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân nếu không muốn làm ếch ngồi đáy giếng. Điều quan trọng nhất của người giáo viên ngày nay là cách truyền đạt kiến thức và cách tạo cảm hứng cho học sinh.

Đăng ký ủng hộ kênh:
Liên lạc với FB:
Google Plus:
Thời sự & Giải trí luôn cập nhật những tin tức nóng hổi nhất trong nước và quốc tế, 24h hằng ngày. Hy vọng sẽ mang đến cho quý vị những tin tức nóng nhất, hay nhất, khách quan nhất..

– Nếu có vi phạm về vấn đề bản quyền hình ảnh, nội dung, rất mong các bạn gửi mail hay comment bên dưới video, chúng tôi sẽ xử lý ngay lập tức theo yêu cầu của chủ sở hữu bản quyền.

Quý vị hãy nhấn LIKE, SHARE and SUBSCRIBE để ủng hộ cho kênh và nhận được VIDEO mới nhất từ kênh!
#thờisựvàgiảitrí #thoisugiaitri #thoisu #tintuc #tintucmoi
Trân trọng cảm ơn quý vị đã quan tâm và ủng hộ!

source: https://indiancinema-analysis.com

Xem thêm các bài viết về Làm Đẹp: https://indiancinema-analysis.com/category/lam-dep/

Related Post

23 Replies to “Nghề giáo có thực sự là một nghề cao quý, tại sao phương Tây không coi trọng nghề giáo?”

  1. Nếu so sánh giáo viên thời CS và những ông đồ nho học ngày xưa không khác nhau là mấy, hầu hết họ không làm nên trò trống gì, họ dạy như cái máy, dạy mãi thành quen, dạy như một anh thợ làm nghề mưu sinh… Mỗi khi gặp giáo viên tôi hỏi, triết lý giáo dục của bạn là gì? Tôi chưa hỏi được một ai cả (có lẽ hỏi chưa đủ), có người con vặc lại, triết lý GD là cái quái gì!!!??? Vậy đó không có triết lý GD cũng như họ đang dẫn dắt con em chúng ta trên một con đường không lối, không đích… Vậy họ muốn con em chúng ta tới đâu? Tới thiên đường CS chứ còn đi đâu nữa, con đường mà đi không biết bao giờ mới tới – Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

  2. Bài phát biểu cửa bạn rất đúng. Thực tế tôi thấy vì cái u mê mù cua rất nhiều người mà họ đã tiếp tay luông chiều bọn làm nghề giáo.làm tổn hại không biết bao nhiêu la người và tiền của của chúng dân và xã hội và mục lát nhiễu loạn ngành giáo dục .bạn biết đây để có cai bằng đại học phải mất bao nhiêu thời gian và tiền của mà chỉ là bằng vỏ hay đào tạo thừa không sủ dụng .vì đề cao luông chiề nghề giáo quá lên chúng nó chên trúc nhau lam thày giáo đã lẩy sinh nhiều tiêu cực nhũng nhiễu trong nghành giáo dục . Tất cả tai chúng t đế cao luông chìu quá vầtij chúng ta quá mê muội ở nhũng ông thánh nhân dở hơi và độc ác trong quá khứ 🌺

  3. Một góc nhìn thật mới mẻ. Có lẽ đã đến lúc người Việt cần phải thay đổi tư duy cho phù hợp với thời đại mới. Thanks.

  4. Thời sự & Giải trí, tôi sống ở Mỹ hơn 33 năm, theo dõi rất kỹ việc giáo dục ở Mỹ, tại Mỹ không phân biệt ngành nghề nào là được tôn trọng hơn ngành nào, tất cả mọi nghề đều được xã hội nhìn như nhau, thầy, cô giáo trong trường học được học sinh xem như người đi trước hướng dẫn lại cho mình, ngoài học đường thì là người bạn, nói tóm lại:không có ngành nghề nào là cao quí, ngành nghề nào là thấp hèn, nghề lương cao thì khó học ít người đủ điều kiện, nghề lương thấp thì học dễ nhiều người đủ điều kiện. Không giống vn, học sinh rất kính trọng người thầy.

  5. Bài phân tích rất hay và giọng đọc rất thuyết phục.Đúng vậy đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi tư duy cổ hủ này

  6. Nếu như bậc làm cha làm mẹ đều hiểu như ad thì nghề giáo cũng chỉ là một nghề giúp đỡ để thế hệ trẻ thúc đẩy xã hội cất cánh bay cao hơn.

  7. ko biết thế giới thế nào chứ giáo viên ở việt nam như một lũ súc sinh ấu dâm hok sinh bắt hok sinh phải biếu đủ thứ quà cáp luôn cho mình là đúng dạy những thứ ko có ích với cuộc sống

  8. chúng ta nên học cách tự tìm hiểu vấn đề và yên lặng lắng nghe lời mách bảo của thiên chúa chứ ko nên tiếp thu văn hóa bậy bạ lệch lạc của bọn khác

  9. Năm học lớp 10, cô giáo dạy môn đạo đức tò te với ông thầy dạy sử. Một hôm bà vợ hoạn thư của thầy đến trường đánh ghen ầm ĩ

  10. Nhớ ngày xưa đi học môn nào cũng giỏi nhưng mém ở lại lớp chỉ vì môn chính trị. Bị nhồi sọ, quá đau đầu, rủ nhau cúp cua vào rạp xem phim.

  11. Rat hay va chinh xac.Tu tuong Khong +Nho da dua nhieu THANG khong ra gi, len lam than thanh, trong nhieu lanh vuc chu khong rieng gi nghe giao.

  12. Cái nghề này ở VN thời nay nó đang làm dân tộc này băng hoại đạo đức, sự tử tế hiếm hoi ở cái nghề này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *